Cách mạch điện cơ bản dùng trong công nghiệp hiện nay

Mạch đảo chiều động cơ điện ba pha

Trong đó: 

   – CD: Cầu dao đóng ngắt mạch điện.

   – CC1,CC2: Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch động lực và mạch điều khiển

   – D, MT, MN: Các nút dừng, mở thuận và mở ngược.

   – T, N Các công tắc tơ khống chế chiều quay động cơ.

   – RN: Rơ re nhiệt  bảo vệ quá tải cho động cơ.

* Nguyên lý hoạt động:

– Đóng CD cấp điện cho mạch. Muốn động cơ quay theo chiều thuận ấn MT, công tắc tơ T có điện, đóng tiếp điểm T (3-4) tự duy trì, mở tiếp điểm T (7-8) tránh sự tác động đồng thời của công tắc tơ N.

– Đồng thời các tiếp điểm T ở mạch động lực đóng lại cấp điện cho động cơ Đ quay theo chiều thuận.

– Muốn động cơ quay theo chiều ngược ấn MN, công tắc tơ N có điện đóng tiếp điểm N (6-7) tự duy trì, mở tiếp điểm N (4-5) tránh sự tác động đồng thời của công tắc tơ T.

– Đồng thời các tiếp điểm N ở mạch động lực đóng lại cấp điện cho động cơ Đ quay theo chiều ngược lại.

– Muốn dừng động cơ, ấn nút D, công tắc tơ T (hoặc N) mất điện, động cơ được cắt ra khỏi nguồn và dừng tự do.

Hãm động năng

Trong đó:

   – CD: Cầu dao đóng cắt mạch điện.

   – CC1,CC2: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực và mạch điều khiển

   – MT, MN : Nút ấn mở máy thuận, mở máy ngược.

   – D : Nút ấn dừng hãm.

   – T và N: Công tắc tơ khống chế quay thuận và quay ngược.

   – H và RTZ: Công tắc tơ và rơle thời gian khống chế quá trình hãm.

   – BA và CL : Máy biến áp và bộ chỉnh lưu cấp nguồn một chiều cho quá trình hãm động năng.

   – Đ : Động cơ KĐB ba pharôto lồng sóc.

   – RN: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ.

* Nguyên lý hoạt động:

– Cấp điện cho mạch, nhấn nút MT (hoặc MN), công tắc tơ T (hoặc N ) có điện, động cơ được nối nguồn 3 pha và làm việc theo chiều thuận (hoặc ngược).

– Muốn dừng, nhấn nút D, công tắc tơ T (hoặc N) mất điện, động cơ được cắt ra khỏi nguồn 3 pha.

– Đồng thời công tắc tơ H và rơle RTZ có điện, đóng tiếp điểm H (1-9) tự duy trì, các tiếp điểm H ở mạch động lực đóng lại  cấp nguồn một chiều vào động cơ, động cơ thực hiện quá trình hãm động năng.

– Quá trình hãm động năng kết thúc khi tiếp điểm RTZ (9-10) mở ra, công tắc tơ H và rơle RTZ mất điện, động cơ được cắt ra khỏi nguồn một chiều.

 Mạch điện tự động giới hạn hành trình

Mạch hãm ngược

Trong đó:

   – Đ: Động cơ KĐB ba pha rôto lồng sóc.

   – CD: Cầu dao đóng cắt mạch điện.

   – CC1,CC2: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực và mạch điều khiển.

   – T và N: Các công tắc tơ khống chế quay thuận và quay ngược.

   – RKT và H: Rơle kiểm tra tốc độ và công tắc tơ khống chế quá trình hãm

   – RN : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ .

* Nguyên lý hoạt động:

– Cấp điện cho mạch, nhấn nút M, công tắc tơ K có điện, động cơ được nối nguồn 3 pha và làm việc.

– Muốn dừng, nhấn nút D, công tắc tơ K mất điện, động cơ được cắt ra khỏi nguồn 3 pha.

– Đồng thời công tắc tơ H và rơle RTZ có điện, đóng tiếp điểm H ở mạch điều khiển tự duy trì, các tiếp điểm H ở mạch động lực đóng lại  đảo 2 trong 3 pha cấp vào động cơ, động cơ thực hiện quá trình ngược.

– Quá trình ngược kết thúc khi tiếp điểm RTZ thường đóng mở chậm mở ra, công tắc tơ H và rơle RTZ mất điện.

Mạch điều khiển động cơ hai cấp tốc độ kiểu sao – tam giác kép

Trong đó:

   – CD: Cầu dao đóng ngắt mạch điện.

   – CC1,CC2: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực và mạch điều khiển.

   – D, MT, MN: Các nút dừng, mở thuận và mở ngựơc.

   – M, MYY  : Các nút nhấn chọn tốc độ cho động cơ.

   – T và N: Các công tắc tơ khống chế quay thuận và quay ngược

   – K1: Công tắc tơ nối cuộn dây Stato động cơ hình tam giác

   – K2, K3: Công tắc tơ nối cuộn dây Stato động cơ hình sao kép.

   – RTrRơle trung gian đảm bảo trình tự chọn tốc độ trước khi chọn chiều quay ở thời điểm ban đầu.  

   – RTZ và H: Rơle và công tắc tơ khống chế quá trình hãm động năng.

   – BA và CL : Máy biến áp và bộ chỉnh lưu cấp nguồn một chiều cho quá trình hãm động năng.

   – RN : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ.

   – Đ: Động cơ KĐB ba pha hai cấp tốc độ.  

* Nguyên lý hoạt động:

– Đóng CD cấp nguồn cho mạch. Chọn tốc độ bằng các nút ấn M hoặc MYY. Công tắc tơ K1 hoặc K2 và K3 có điện tác động nối bộ dây quấn stato theo hình tam giác (tốc độ thấp) hoặc hình sao kép (tốc độ cao).

– Đồng thời đóng tiếp điểm K1 (1-22) hoặc K2, K3 (1-21-22) cấp điện cho RTr để chuẩn bị chọn chiều quay.

– Chọn chiều quay bằng các nút nhấn MT hoặc MN. Công tắc tơ T hoặc N có điện tác động cấp điện cho động cơ khởi động và làm việc theo tốc độ và chiều quay đã chọn.

– Muốn dừng động cơ ấn nút D, công tắc tơ T hoặc N, K1 hoặc K2, K3 và RTr mất điện. H, RTZ có điện, các tiếp điểm H đóng lại, dòng điện một chiều được đưa vào cuộn dây Stato động cơ hình tam giác, động cơ tiến hành hãm động năng.

– Quá trình hãm kết thúc khi tiếp điểm RTZ mở ra, công tắc tơ H, RTZ mất điện, động cơ được cắt ra khỏi nguồn một chiều .

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *